cộng đồng pro forum chia sẻ
sân chơi teen - wed mới của admin - anh em vào phát triển


http://sanchoiteen.info
cộng đồng pro forum chia sẻ
sân chơi teen - wed mới của admin - anh em vào phát triển


http://sanchoiteen.info

Đừng nghĩ rằng bạn đang cô đơn bởi vì có ai đó đang sẵn sàng giơ tay cho bạn nắm. Hãy cùng chia sẻ để vơi đi nỗi buồn và tận hưởng trọn vẹn niềm vui trong cuộc sống này bạn nhé!



mọi ngườ đăng kí thành viên đi

số bài gửi vào diễn đàn số bài gửi vào diễn đàn :
325
:
ngày tham gia diễn đàn ngày tham gia diễn đàn :
10/04/2012
:
sở thick riêng sở thick riêng :
làm forum
:
LỜI MUỐN NÓI LỜI MUỐN NÓI :
thấy diễn đàn hay -thì đăng kí thành viên cùng phát triển nhé
thân : admin_hà
:
admin_hà
admin_hà

admin_hà
Admin

  • Admin
Trãi đỏ mặt, ngượng ngùng. Giọng bỗng trầm xuống như một lời than vãn, Thị Lộ giả bâng quơ, nói :
- Thân đàn bà nhỏ nhoi. Còn giang sơn kia thì to rộng. Nhỏ, giữ được,
làm vợ cho mình. Còn như to rộng, chẳng thuộc về ai... Có giữ chăng là
cái ảo tưởng về mình mà thôi !
Buổi trưa hôm đó, hai người lên am
Mây. Nhìn qua mỏm phía đông, mái chùa Tư Quốc, nơi quàn nhục cốt sư tổ
đời thứ ba của thiền phái Trúc Lâm, nhô lên khỏi chóp núi, chơ vơ trong
những cơn gió đã chớm hơi se sắt buổi đầu thu. Trãi rủ Lộ đến thắp hương
cho sư, nhưng nàng lắc đầu, ngồi đợi.
Khi bóng Trãi đã khuất sau
dốc núi, Lộ đưa tay lên vờn bắt những đám mây bay ngang vai. Chụp vào
trống không, Lộ hiểu cái nhìn thấy không lúc nào cũng nắm bắt được. Nàng
mỉm cười một mình. Thấm thoát, nàng đã cùng Trãi lên trên đỉnh Côn Sơn
này ngót nghét một năm. Ngày ngày, nàng chép lại bản thảo Trãi viết, chữ
tháo đến độ đôi khi chính Trãi đọc không ra. Không chỉ chép, nàng còn
luận bàn, khi đồng ý, khi phản bác. Nhưng sống với một thiên tài, không
dễ. Có những điểm Trãi bung ra bay bổng, phóng khoáng chấp nhận những
điều đi ngược lại cái rào cản của những giá trị đã hằn vết trong tâm
thức. Chẳng hạn như câu ‘‘ Xuất giá tòng phu. Phu tử tòng tử ’’. Trãi
nhận vế đầu, nhưng lại coi vế sau như một thứ luân lý vô nhân, bảo
‘‘...nàng nghĩ xem ! Chồng chết năm hai mươi, sống thêm hai ba mươi năm,
phải nhịn hết để mà ‘‘ tòng tử ’’, trong khi con người là con người, có
những đòi hỏi sinh lý tự nhiên... Càng kìm hãm, càng ép buộc, càng đưa
con người đến dối trá lọc lừa ’’. Nhưng quái thay, ngược lại, cũng có
những luận điểm Trãi co cụm bảo thủ. Chẳng hạn ‘‘ Quân, thần, phụ, tử ’’
là cái hệ thứ bậc nói thế nào Trãi cũng một mực bíu vào. Lộ trì triết
việc Lê Lợi giết Hãn và hạ ngục Trãi. Buột miệng, Trãi đáp :
Vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn.
Dường ấy lòng ta đà phỉ nguyền
Lộ nhẹ nhàng bảo, cái thời Ðường, Ngu đó là ảo tưởng. Vua hiền, dân
lương đến mức thấy vật rơi không lấy, cửa nhà không cài mà chẳng lo, là
chuyện đời trước bịa ra. Trãi mím miệng không đáp, lẳng lặng cúi xuống
những trang sách dở dang.
Trãi quay lại tìm Lộ lúc nắng bắt đầu
ngả. Nép vào vai chồng, Lộ nắm tay, nũng nịu ‘‘ ...thầy bỏ em một mình,
không sợ quỉ kêu ma bắt em à !’’.
Buổi tối hôm đó, Lộ gội đầu. Ðơm
củi vào bếp, mùi hương thông thơm lừng căn nhà ba gian lặng lẽ dưới ánh
trăng vằng vặc. Lộ tiếp cho Trãi ăn, như một người mẹ, một người chị.
Rồi Lộ rót rượu, bảo :
- ...thầy ơi, lẽ ra thầy chỉ nên là một nhà thơ !
Ghì Lộ vào lòng, Trãi hít mùi bồ kết trong tóc, khẽ ngâm nga, ‘‘ Cổ
nhân bỉnh chúc dạ du, hương hữu dĩ dã ’’, lời nhà thơ Lý Bạch ý bảo
người xưa cầm đuốc chơi đêm là biết sống.
- Thầy làm cho em một câu bằng tiếng Nôm ta đi...
Ngẫm nghĩ, Trãi đọc :
Cầm đuốc chơi đêm, câu người dặn
Tiếng chuông chưa gióng, ắt còn xuân
Cười khúc khích, Lộ chúi mặt vào lòng Trãi, bảo ‘‘...đêm nay tròn trăng
đấy! ’’như nhắc nhủ. Ðêm đó, Trãi đổ ra cho Lộ tất cả cái sinh lực đàn
ông, nhận lại từ Lộ nỗi đam mê đồng thiếp của một cơ thể căng ra chín
mùi, bần bật sự sống bão táp đến với những làn sóng của cơn địa chấn
thịt da. Lộ rên rỉ «... Giời ơi là giời ! Em chết mất ! »
Giời ơi là giời ! Em chết mất !
Ðó là tiếng kêu hoan lạc Trãi đã nghe trong giấc mơ đi với Xuyến đến
một cái sân đình trai gái từng cặp quấn quít lấy nhau, thuở chàng còn
ngậm lời ở trại chè ven sông Lam. Chàng hiểu, như chuyện hiển nhiên,
chết được trong niềm hoan lạc là điều vô cùng hạnh phúc.
Sáng sớm
sau, Trãi thức giấc thì Lộ không còn bên cạnh. Trên án thư, một tờ giấy
hoa tiên có dăm chữ viết vội, và cả thế gian bỗng loãng ra, trống vắng
đến mênh mông. Trãi ôm đầu, miệng bật lên ‘‘ ...Lộ em ơi, tại sao vậy ?
’’. Trãi lẩm bẩm hỏi đi hỏi lại một câu hai ngày liền, không ăn không
ngủ, thậm chí không còn biết đến gì ngoài cái tê điếng của một sự mất
mát chẳng có chi đền bù được. Chàng ngồi yên một chỗ, bất động như tượng
tạc bằng đá nham cương, trơ trọi trên đỉnh Côn Sơn mây phủ, thỉnh
thoảng chỉ đâu đó dăm tiếng chim lạc đàn. Sống hay chết đây ? Không,
phải tìm, có thể là đi lại từ bước đầu, thực chứng sự có mặt của mình.
Nó chính là sự ràng buộc của mỗi người vào cuộc đời qua tình yêu, điều
duy nhất mang toàn vẹn ý nghĩa của sự sống. Quơ tay lấy con dao quắm,
Trãi dơ lên nhìn, ngẫm nghĩ rồi nghiến răng đâm vào đùi. Máu ứa ra nhỏ
ra thành giọt rơi xuống nền nhà. Nỗi đau cắt da khiến chàng bừng tỉnh.
Chàng đứng dậy khập khiễng lê bước ra nhìn xuống phía dưới đồng bằng.
Không có Lộ, chàng chẳng còn chút gì ràng buộc với cái đỉnh Côn Sơn chơ
vơ này.

Định Nghiệp
Ra đến bờ sông, Thị Lộ mới cảm thấy
cái lạnh ẩm buốt đầu đông thấm vào người. Tay run rẩy thắp ba nén hương
cắm vào nắm cơm để cạnh một quả trứng luộc, dăm cái oản và một nải chuối
ngự, nàng chắp tay nhắm mắt lại. Khói hương bay lên uốn lượn, tỏa ra
rồi loãng dần trong không, chỉ để lại mùi trầm thơm ngát một khoảnh đê
trườn theo dòng nước. Chim trảo trảo từ phía bắc hàng đàn bay về. Chim
sà xuống kiếm mồi nơi mực nước còn thấp dưới chân đê . Chúng lông đen,
nhưng không to như quạ, mỏ vàng nhạt nhọn hoắt, kêu từng tiếng quang
quác như cãi vã nguyền rủa lẫn nhau. Gió ở đâu về đẩy hàng lau mọc trên
đất bùn dạt xuống trồi lên, dập dềnh uốn theo chiều thổi bất chừng lúc
dọc lúc ngang.
Chị phù hộ, chứ cứ thế thì rồi thầy sớm muộn lại mắc
vào cái bẫy thế cuộc. Em từng nghe thầy nhắc lại lời chị khi xưa, đừng
chỉ lo chuyện đại sự, hạnh phúc trong từng cái nhỏ nhoi. Em nghĩ, đại sự
cho một đời người chính là hạnh phúc của người đó. Giản dị thế, nhưng
tại sao thầy không hiểu nổi ? Chị phù hộ cho thầy, vạch lối chỉ đường để
thầy biết rằng thế cuộc như bọt nước, ao bèo, chớp mắt là chìm, chớp
mắt là nổi, trong khi đời người thì là một thoáng phù du...
Ðời người, một thoáng phù du.
Thị Lộ nhắc đi nhắc lại, tay nắm chặt vào nhau như níu lại một cái gì
vuột qua trôi chìm tăm tích. Rời Côn Sơn, nàng ghé vào Nhị Khê, xin với
Ðào Nương lên thắp hương mộ tổ. Ngạc nhiên, Ðào Nương hỏi, vỡ lẽ là Lộ
trên đường đi sông Cầu. Lộ bảo ‘‘...tôi về thăm họ hàng ! ’’ rồi không
nói gì thêm. Hai hôm sau, Lộ lên đường, mặc dầu bọn cháu gái cố giữ lại,
kêu ca ‘‘ ...lâu mới gặp bác, bác vội gì ? ’’. Ðỏ Mỏ và Vành Khuyên rất
quí Thị Lộ, một phần vì tuổi tác chênh lệnh không nhiều, một phần vì Lộ
giỏi thi văn, thích giễu cợt, làm thơ nhạo cả vua, quan lẫn ông sư, bà
vãi.
Về lại căn nhà của tuổi thơ, Lộ ngẩn ngơ nhìn hàng dậu bìm leo
xiêu vẹo, hồi tưởng lại thuở gia đình chạy loạn đến bến sông Cầu. Thuở
còn có mẹ. Thuở còn đủ chị đủ em. Thuở Nguyễn lão ngày ngày đi đánh dậm,
tối về khêu đèn dạy cho đàn con dăm chữ vỡ lòng. Thuở nàng còn là con
bé câm, muốn nói nhưng thanh âm tắc nghẽn cần cổ, đông đặc như kẹo mạch
nha ở cuống họng, để chỉ cho bật ra những thanh âm ú ớ. Cho đến một hôm,
cha kể, cái tiếng hát xé lòng giữa một đêm đông cất lên. Và từ đó nàng
mới nói được. Nghe, rồi nàng quên. Cuộc sống rải rắc những tình cờ trùng
hợp, làm sao mà tiếng hát kia khiến cho nàng, con bé câm, thốt được lên
lời. Nhưng khi về ở với Nguyễn Trãi, nghe cái tâm sự của người chồng kể
lại câu chuyện bên bờ sông Cầu, nàng mới giật mình. ‘‘ Thầy ơi, câu hát
trên dòng sông... hát thế nào ? ’’. Trãi nghẹn giọng thầm thì ‘‘...chèo
quơ nước ngược chuyến đó ngang ’’.
Lạy chị, chị phù hộ. Nước
ngược, đò ngang. Kẻ sang sông xưa chở huyễn hão đổi đời. Nhưng rồi thầy
đã làm. Làm xong, người ta hạ ngục. Về Côn Sơn, thầy vẫn khắc khoải. Em
nhắc, nhưng thầy lẳng lặng không nói gì nữa. Em bảo, thầy ơi, thế cuộc
là phù du. Xưa đuổi giặc, ai cũng một lòng. Nay giặc ở chính trong lòng
người, nào ai muốn đuổi. Vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn là huyền
thoại. Và phải là thiên tài mới tin vào và sốâng được với huyền thoại...
.
Thị Lộ bỗng giật mình. Tiếng chí chóe đâu đây vẳng lại, mỗi lúc
một gần. Nhìn về phía sau, Lộ thấy một người, tay nải, lưng bị, trên vai
có một con khỉ lông vàng. Thấy Lộ, người ấy đứng lại nhìn sững sờ, mồm
mấp máy. Người lạ nói như nói một mình ‘‘...có phải là người xưa ? ’’.
Ðúng, cũng cái khóe mắt có ánh hoang dại. Cũng cái miệng khẽ nhếch lên,
nửa như cợt đùa, nửa như khiêu khích.
Lộ khẽ gật đầu chào người lạ.
Ông ta hỏi, giọng có chút ngần ngại ‘‘...bà người ở đây ? ’’. Lộ lắc
đầu. Ba cây hương đã tàn. Lộ lẳng lặng châm lửa hóa vàng. Gió rít lên,
lửa bắt phừng phực cháy, tàn bay ra sông như một đàn đom đóm. Con khỉ
lông vàng sợ, kêu rồi rúc vào nách người lạ. Thình lình, ông ta nghe,
cũng một giọng hát xé lòng ngày xưa. Ông ta hỏi, nhưng Lộ lại lắc đầu.
Nàng không nghe thấy gì. Và nàng cũng không biết người lạ kia là Lý Tử
Cấu, kẻ đã chứng kiến cái chết của Xuyến hai mươi năm về trước.
Lợi
uể oải ngồi lên, áp lưng vào tường rồi thở ra. Dẫu đã hết đau bụng được
gần nửa năm, Lợi vẫn không ăn được, miệng lúc nào cũng nhạt thếch. Lợi
sống là nhờ nước sâm, hổ cốt, nhung nai, mật gấu do đám ngự y cắt bốc
mỗi ngày. Nay, Lợi để Nguyên Long ở cạnh mình, trước là để bớt phần nào
cô đơn, sau là có dịp dạy dỗ một ông hoàng trái nết, chẳng biết kiêng nể
gì ai.Vẫy tay gọi Nguyên Long, Lợi hỏi giọng nhẩn nha :
- Mi nhớ ta dặn gì hôm qua ?
Nguyên Long đến cạnh giường, cúi đầu :
- Thưa cha...
- Không, thưa phụ hoàng. Phụ là cha, hoàng là vua...
- Thưa phụ hoàng, phải giữ lấy Ðế nghiệp của giòng họ.
- Ðược ! Muốn là Ðế là Vương thì phải xưng hô như Ðế, như Vương. Giữ Ðế nghiệp là giữ thế nào ?
- Thưa phụ hoàng, Ðế nghiệp trên cái ghế, ghế phải vững, số chân phải đủ...
- Bao nhiêu chân thì ghế vững, thế nào gọi là đủ ?
- Ba chân là đủ vững. Bốn thì thừa. Thừa thì không vững...
Lợi có vẻ hài lòng, với tay lấy tráp, quệt vôi rồi bỏ trầu vào miệng,
nhai tóp tép. Thấy vậy, Nguyên Long định chân trước chân sau lui ra. Lợi
giật giọng :
- Tại sao bốn chân lại thừa ?
- Thưa phụ hoàng, cái nọ xô cái kia, tất mặt ghế chông chênh.
Nhổ bã trầu vào ống nhổ, Lợi lấy khăn chấm quết trầu đỏ lè trên mép, hắng giọng :
- Ðược ! Nhưng có ba chân, vẫn có cái nọ xô cái kia. Thế thì vững phải
thế nào ? Ðiều này, ta chưa dạy mi. Cho mi nghĩ. Rồi tối nay trả lời ta,
nghe chưa ! ’’.
Nguyên Long rập đầu, nhìn Lợi phẩy tay cho phép
lui ra. Nó đi giật lùi, nhưng vừa đến cửa là tếch chân sáo, một mạch
chạy ra vườn Ngự Uyển. Dăm đứa hoạn quan tuổi chạc đôi mươi đã trực sẵn,
thấy Long, cùng nhau hò ‘‘ ...Tướng đã về, hãy dâng lên kiếm ! ’’. Một
tên quì sụp xuống, tay nâng thanh gươm ngắn, miệng kêu ‘‘ ...gươm thần
đã trở về tay ! ’’. Long nắm lấy, nhảy phốc lên lưng tay hoạn quan, gào
‘‘ Theo ta, hỡi tướng sĩ !...’’. Thế là đám hoạn quan làm ngựa lổm nhổm
bò theo sau. Long cưỡi, tay cầm gươm thẳng tay đập vào đít tên hoạn,
miệng hô ‘‘ ...Ngựa, chạy nhanh lên. Giặc nó trốn ! Nhanh, nhanh lên ’’.
Tên hoạn nhăn nhó ‘‘ ...nhẹ tay, tướng quân ơi ! Ðánh đau thì ngựa què,
nhanh thế nào được ’’. Long quát ‘‘ Ðéo mẹ mày con ngựa hèn ! Tướng
quân đổi ngựa ! ’’. Nói xong, Long phóng xuống rồi nắm tai tên hoạn bò
sau. Nhảy phốc lên lưng, Long tay giơ gươm quật xuống, hô ‘‘ ...Thiên lý
mã, thằng Liễu Thăng trước ải, chạy nhanh ta bắt nó ! ’’.
Hò hét
chán, cả bọn kéo nhau vào hậu cung. Nguyên Long chễm chệ ngồi lên ghế,
tay chỉ bọn hoạn, quát ‘‘ Quì xuống ! ’’. Cả bọn giả vờ líu ríu, hô ‘‘
Tuân mệnh ’’. Bắt chước Lợi, Long lấy giọng, hỏi :
- Bay trả lời. Cái ghế có mấy chân thì ghế vững ?
Một tên hô :
- Bốn !
Long trừng mắt :
- Ba có vững không ?
- Không ! Cả bọn ồn ào lên đáp.
- Chúng bay ngu lắm ! Cái ghế bốn chân vững vì để trên mặt bằng. Nếu
không, nó không vững. Còn ba chân, mặt đất có thế nào, ghế vẫn vững.
Hiểu chưa
Bọn hoạn ngơ ngác, nhưng lại đồng thanh hô :
- Dạ hiểu !
- Ðược, nhưng ta hỏi thêm
- ...
- Muốn thật là vững, chân ghế phải thế nào ?
- ...
- Cha tiên nhân chúng bay, đồ ăn hại... Nghĩ đi, đứa nào nói được, ta cho thưởng !
Bọn hoạn vẫn ngơ ngác. Một lát, Ðinh Phúc là cháu gọi Thái giám Ðinh Hối bằng bác, giơ tay, giọng ngần ngừ :
- Bẩm tướng quân, chân không được chân dài chân ngắn !
Ngẫm nghĩ, Long quắc mắt reo :
- Ðúng ! Không được dài ngắn khác nhau quá đáng thì ghế vững. Mày khá !
Nói xong, Long xua tay đuổi bọn hoạn, chỉ giữ lại một mình Ðinh Phúc.
Nó kéo Phúc vào căn phòng riêng, thưởng cho Phúc một đồng tiền Thuận
Thiên. Phúc nhận, rồi lạy tạ. Long lại bảo :
- Ngày sau, bay là một cái chân ghế...
Nói xong, Long leo lên giường, hai tay tuột quần kéo xuống. Ðinh Phúc
biết Hoàng thái tử muốn gì. Lẳng lặng đến kéo tấm mành che ánh sáng hắt
vào từ bên ngoài, Phúc đến cạnh Long, tay thò vào mân mê một lúc rồi há
miệng ra cúi xuống.
Một lát sau, chỉ có tiếng Long rên nho nhỏ. Rồi
Long thiếp ngủ. Ðinh Phúc chùi mép, kéo chiếc chăn đơn phủ lên mình
Long, rón rén bước ra.
*
Ngồi khuất mặt trong bóng tối, Ðại tư
đồ Lê Sát nhìn Lợi vàng vọt dưới ánh đèn, không biết trả lời thế nào
cho phải. Câu hỏi như búa bổ vào đầu Sát tóe lửa, bất ngờ đến độ Sát
ngẩn ngơ như người mất hồn. Nhấp một ngụm nước, Lợi chậm rãi :
- Ðấy ! Cháu giữ lấy ngôi, là Ðế Nghiệp vẫn của giòng họ ta, ta có về với tổ tiên mới yên tâm được...
Sát vội ngắt :
- Tâu Hoàng thượng, thần...
Giơ tay lên chặn, Lợi giọng buồn bã :
- Thôi, cứ gọi ta bằng cậu như xưa. Cháu vào với ta thì cái tình máu mủ trước, nghĩa quân thần sau !
Sát đập đầu xuống đất rồi ngửng lên :
- ...cậu vẫn đây, bệnh hoạn chữa chạy rồi cũng khỏi !
- Không ! Ta biết mệnh ta rồi.
- Hiện, cậu đã phong Tư Tề là Quốc Vương. Em nó cũng thành niên, rèn luyện ít lâu thì lên ngôi ắt cũng giữ được Ðế Nghiệp !
Lợi cười nhạt :
-Không ! Cái thằng vô loài đó, tửu sắc như vậy, lại bất tài bất tướng,
giao nghiệp cho nó thì sẽ toi ! Không được... Ngẫm nghĩ, Lợi đằng hắng -
Hiện cháu làm phần vụ của Tể tướng, nắm hết quần thần, nay ta định giao
cho giữ luôn cả đạo Ngự Tiền Thiết Ðột. Cháu lên ngôi, là do ta truyền,
có ai nói gì được !
Sát nghiêng mặt nhìn lên. Trong một thoáng ,
cái ánh sắc lạnh của cặp mắt Lợi khiến Sát rùng mình. Theo Lợi chinh
chiến trước cả ngày hội thề ở Lũng Nhai, Sát biết rõ khả năng quyền biến
của người cậu ruột. Và nhất là cách hành xử dứt tình đoạn nghĩa khi
cần. Thận trọng, Sát thưa :
- Còn Hoàng thái tử Nguyên Long...
Lợi chặn lời Sát, thở ra :
- Long còn bé, làm vua thì theo lệ là phải để Thái hậu buông rèm coi
chính sự. Mà cháu biết đấy, đàn bà nhà ta dốt nát, làm gì được ! Giá như
còn Lưu Nhân Chú để mà phò Nguyên Long thì khả dĩ còn giữ được nghiệp !

Nghe đến tên Chú, Sát rùng mình, người lạnh toát. Thời gian Lợi ra
lệnh bức tử Trần Nguyên Hãn, Sát vốn ghét ganh với Chú, lên tâu với
Lợi, thổi phồng chuyện Chú không thuận tình. Nhắc lại mối giao tình giữa
Hãn và Chú khi cả hai cầm quân phá thành Xương Giang, Sát mong Lợi nhân
dịp đó hạ thủ loại Chú vốn là người đất Thái Nguyên. Lợi nghe, chỉ
buông thõng ‘‘...lúc cần, mới làm ! ’’. Mấy ngày sau, Sát bất ngờ đưa
Thiết Ðột đến vây nhà Chú, xông vào giết hết già trẻ lớn bé. Trịnh Khắc
Phục, là em cùng mẹ khác cha của Chú, chạy vào đập đầu dưới chân Lợi kêu
khóc. Lợi lệnh cho Sát vào, phủ đầu ‘‘ Sao mi giết tướng của ta ? ’’.
Ðể Sát bù lu bù loa xong, Lợi bảo ‘‘ Ta nói lúc cần mới làm, nhưng có
bảo mi thế nào cần và làm thì làm gì đâu ! Cớ sự này, mi mà không là máu
mủ nhà ta thì ta chém đầu ! Nhớ lấy ! ’’. Tìm cách đền bù lấp tiếng,
Lợi cấp đất cho bọn con cháu Lưu Nhân Chú chạy thoát được và thăng chức
cho Trịnh Khắc Phục. Lơ đi để tội Sát lơ lửng, Lợi mang chém hai viên
quan nhỏ trong Viện Nội Mật, đổ tội khai báo bậy bạ. Sát ở cái tình thế
gươm treo trên cổ, thấp thỏm cho đến ngày nay.
Lợi ho lên khù khụ,
tay nâng ly nước sóng sánh, đổ lên áo. Sát vội moi khăn ra chùi. Ðợi khi
Lợi dứt cơn ho, Sát rập đầu, run giọng :
- Xin cứ để Sát này phò
Hoàng thái tử, nếu hai lòng thì đấng Hoàng thiên chu diệt cả giòng cả
họ. Có ngọn đèn đây chứng giám cho !
Quay mặt đi để giấu một nụ cười, Lợi lại giả vờ ho lên. Sát rót nước đưa lại. Cầm chén nước, Lợi uống từng hụm, trầm ngâm :
- Cháu đã định thế, cái nghiệp họ Lê chắc là còn... Nhưng phần ta, ta chưa yên tâm. Ðể ta nghĩ lại đã !
Nói vậy, nhưng thật ra Lợi đang bày cờ và biết là ván cờ thế cuối cùng đời mình.
Ðến Ðông Kinh, Trãi vào nhà Nguyễn Mộng Tuân, thắc mắc không biết vì cớ
gì Lê Lợi hạ chỉ gọi mình về gấp. Trên đường đi từ Côn Sơn, Trãi ghé
Nhị Khê, chỉ kịp viết cho Lộ vài chữ nhờ Ðỏ Mỏ mang lên sông Cầu. Trãi
hỏi dò, nhưng Tuân không biết gì, chỉ bảo Trãi nghỉ ngơi rồi chính mình
vào điện Cần Chính báo cho đám giám quan biết Trãi đã về phụng mệnh.
Quay về căn nhà của Nguyễn lão ven Tây hồ, Trãi bồi hồi ngơ ngẩn. Nhìn
rặng bìm bịp trổ hoa, hình ảnh Thị Lộ chợt xập về, hệt như buổi Trãi kê
vai gánh chiếu cho nàng dạo nào. Mở cánh cửa khóa trái, Trãi bước vào,
cảm động nhìn quanh. Vướng vất đâu đây giọng nói tiếng cười, đêm chàng
say rượu, buổi xin Nguyễn lão cho Thị Lộ về làm vợ. Mơ hồ có tiếng chân
bước, tiếng củi nổ tí tách và giọng ấp úng của siêu nước sôi những lần
uống trà ngày xưa. Ðến đêm, Trãi khêu đèn nằm dài trên chiếc trõng tre.
Chàng hít hà, mong tìm ra mùi hương bồ kết, lòng se sắt nỗi nhớ Lộ. Khi
rời Côn Sơn, Lộ vỏn vẹn để lại dăm chữ, ý nửa đùa, nửa trách. Nàng viết
‘‘...thầy ơi, em nhỏ nhoi, chỉ là cái bọt nước trong cơn triều dâng cuồn
cuộn ’’.
Câu tấm lòng ưu ái cũ ám ảnh đêm ngày như nước triều dâng
ta viết ra đâu phải là cho Xuyến, người tình khi xưa nhắc nhủ rằng hạnh
phúc nằm trong từng cái nhỏ nhoi. Cũng đâu phải chỉ Lê Lợi, kẻ không
nương tay, giết Hãn rồi Xảo và đem ta hạ ngục. Hình ảnh con dán đến ăn
bữa cơm tù lại hiển hiện ra trước mắt. A, con vật nhỏ nhoi hôi hám. Ðến
bầu bạn, nó thực sự đã mang lại cho ta cái sinh khí cần thiết để tìm
sống trên con đường men cạnh cái chết. Nhưng ngay khi thoi thóp giữa bốn
bức tường ngục tù, ta cũng chưa cô đơn như lúc này. Không có Lộ, đã
đành. Nhưng ghê rợn hơn, là ta không hiểu được. Và chẳng phải ta không
hiểu Lộ. Người đàn bà đó, như mọi người đàn bà, chỉ có tình yêu là đủ.
Cái ta không hiểu, là nỗi khắc khoải của chính mình. Niềm ưu ái cũ kia
là nỗi ước mơ xây nền làm móng cho một xã hội mới. Sống, ý nghĩa gì nếu
không còn mơ ước. Nền móng ! Cái triều chính quờ quạng hiện nay đang đổ
lên đất. Ðất kia, lại là đất bùn. Nó trùi xuống, có thể thành đầm lầy
chôn đi mọi kỳ vọng. Có thể vùi chính bản thân ta. Cớ sao ta không thể
quên đi ? Thảnh thơi như Lộ, sáng vui với mây sáng, chiều vui với ráng
chiều. Nàng biết cái quí báu của hiện tại, của từng giây, từng phút. Còn
ta, cớ sao ta cứ phải hướng đến tương lai ta thêu dệt, như con thiêu
thân lao vào bóng đèn ? Phải chăng vì ta tham lam ? Vì ta đòi sống dài
hơn cái cũn cỡn trăm năm một đời người ?
Những ngày trở lại Tây hồ
dài dằng dặc, với những câu hỏi dằn vặt cấu xé. Lộ vẫn vắng xa, mặc Trãi
cảm thấy cái nhỏ nhoi của nàng quan trọng là nhường nào. Trời chớm vào
xuân, nhưng lòng chàng chình chịch một nỗi buồn nhớ khôn nguôi. Ðám quan
văn Nguyễn Thiên Hựu, Nguyễn Thiên Tích tìm đến thăm. Chàng ừ ào đáp
lễ, trống vắng như nước mặt hồ ơ thờ trải rộng, thấp thỏm chờ tin Lộ,
tựa bọt nước con cá quậy dưới đám hoa lục bình xô dạt vào bờ.
Sáng
ngày mồng bảy tháng hai, đích thân Nội Mật Viện chưởng quan Nguyễn Thúc
Huệ đến mời Trãi vào chầu. Theo chân Huệ vào điện Kính Thiên, lòng chàng
hoang mang không biết Lợi gọi mình vào là về việc gì. Lố nhố dưới thềm,
bọn đại thần đang đứng chờ. Có Lê Sát, Lê Ngân. Có cả Lê Vấn, Lê Văn
Linh, Lê Quốc Hưng. Lát sau Nguyễn Thúc Huệ bước ra hô ‘‘ Hoàng thượng
triều thiên ! ’’. Ðám đại thần vén áo thụng, quì xuống rập đầu.
Ði từng bước ra đến ngai vua, Lợi ngồi lên, dáng mệt nhọc. Hất tay cho phép bọn đại thần ngồi dậy, Lợi chậm dãi :
- Các ông là rường là cột triều đình, hôm nay có đủ mặt để ta thông
báo. Ta quyết định giáng Quốc Vương Tư Tề làm Quận Vương. Và chính thức
công bố cho thiên hạ bốn phương rõ rằng Hoàng thái tử Nguyên Long được
truyền tông thống, thay ta trị vì ngày ta về với ông bà tổ tiên.

Bắt chước bọn đại thần, Trãi lại rập đầu, tai nghe tiếng đồng thanh hô
‘‘ Phục mệnh! ’’. Ngước lên nhìn, mặt bọn Sát, Ngân, Vấn... không biểu
lộ mảy may một chút ngạc nhiên. Trãi hiểu rằng quyết định của Lợi đã
được bàn bạc. Với Sát và Hưng là những kẻ mang kim sách phù Nguyên Long,
điều này hẳn dễ. Nhưng với Vấn, Linh và nhất là Lê Ngân, là ba vị đại
thần mang kim sách phù Tư Tề, chắc chắn sự thỏa thuận phải có giá của
nó. Y rằng vậy, ba vị Ðại đô đốc, Tư đồ và Tư khấu được chỉ định phò tá
Nguyên Long là Vấn, Sát và Ngân. Kẻ được Lợi giao phó cho trách nhiệm
viết chiếu giáng Tư Tề xuống làm Quận Vương và phong Nguyên Long lên làm
Thái Tử kế vì không ai khác hơn là Trãi.
Khi bọn đại thần lui ra, Lợi giữ Trãi lại, giọng mỏi mệt :
- Ông thấy, ta đuối sức rồi. Chẳng còn bao lâu nữa !
- ...
- Chắc là vụ án Phạm Văn Xảo làm ông động lòng ?
- Tâu Hoàng thượng, hạ thần đã lui ra khỏi vòng danh lợi và nguyện rằng chẳng bận lòng đến chuyện triều chính...
Lợi cười nhạt, hừ lên một tiếng, tiếp :
- Nguyên Long còn nhỏ, chuyện triều chính là chuyện trăm họ đổ mắt
trông vào... Ta biết lòng ông, triều chính sau ra sao là tùy ông uốn nắn
Nguyên Long. Ta định phong ông làm Thị Giảng cho Hoàng thái tử...

Trãi lạnh người. Thế có nghĩa chàng sẽ là cái đối tượng búa rìu của đám
quan lại nhòm ngó quyền thế. Vội vàng rập đầu, Trãi thưa :
- Tâu
Hoàng thượng, việc thị giảng cho Hoàng thái tử là việc lớn. Thần thiển
nghĩ, nên giao cho năm ba người lo việc trau dồi cho Thái tử mới là
thượng sách...
Như đoán được ý Trãi, Lợi hạ giọng cắt :
- Nếu ông lo một mình cáng đáng là mang họa vào thân thì ta đã có cách...
Ðánh nhẹ vào chiếc khánh trên án thư, Lợi vẫy. Ðại tư đồ Lê Sát sau bức hoành phi bước ra. Lợi bảo :
- Sát sẽ lo việc phụ chính cho Ấu chúa, quyền Tể Tướng. Sát cũng đồng
tình với ta để ông làm Thị Giảng nên ta mới vời ông từ Côn Sơn về đây.
Khi có Sát, ông không phải lo ngại gì đến an nguy. Nhìn Sát chòng chọc,
Lợi gặng - Có đúng không ?
Lẳng lặng gật đầu, Sát không nhìn Trãi, giọng quả quyết :
- Cúi xin vâng mệnh Hoàng thượng. Ngày nào Sát còn thì tính mạng của quan Thị Giảng cũng như tính mạng của Sát vậy !
Vẻ hài lòng, Lợi vỗ vỗ lên tay Sát, nhắc :
- Cháu thề đi, thề cho ta yên tâm !
Nghe Sát trịnh trọng nhắc đến đấng cao thiên rồi thốt lời thề nặng,
Trãi biết là mình không thể lui được nữa. Chàng trạnh lòng nghĩ đến Lộ,
chua xót nhớ tiếc những ngày êm đềm lắm lúc có thể quên tiệt nhân gian.
Vái cả Lợi lẫn Sát, Trãi nghiêm giọng :
- Hạ thần đội ân mưa móc,
được giao cho công việc thị giảng này bởi thánh ý cao minh chắc biết
rằng thời văn trị đã tới rồi. Hạ thần xin nguyện một lòng cùng Hoàng
thái tử đưa xã tắc vào nếp Thuấn - Nghiêu, mang đạo thánh hiền làm rường
cột triều chính.
Vượt quá con đê ngoặt vào đầm Bà, những mái nhà
lợp gianh hiện ra thấp thoáng sau những tàn cây sồi lung linh bóng nắng.
Mặt hồ sánh biếc màu cốm non. Lộ men từng bước đến chân đê, lòng nửa
rộn rã, nửa bâng khuâng. Khi nhác thấy rặng bìm bịp chập chờn sắc hoa
tím nhạt, nàng rưng rưng nước mắt.
Ðẩy cửa, Thị Lộ hồi hộp bước vào
căn nhà thuở còn con gái. Trên án thư, xấp giấy và nghiên mực. Cạnh cái
trõng tre, Trãi cuộn chăn màn thành một đống. Dưới bếp, tro tàn nguội
lạnh. Lộ bỗng mủi lòng. Bức thư Trãi viết như một tiếng kêu trời ‘‘ Em
ơi, sao nỡ bỏ nhau đi. Ta nay là con chim không có tổ !... ’’. Trao thư,
Ðỏ Mỏ bảo ‘‘ Bác cháu vội vàng vào Kinh, trông bác vừa buồn vừa lo, tội
lắm ’’. Ði với cô bé cháu về đến Nhị Khê, Lộ dặn Ðỏ Mỏ chào Ðào Nương
hộ, một mình đi thẳng về Ðông Kinh. Ðến gõ cửa nhà Nguyễn Mộng Tuân, Lộ
mới biết Trãi tạm trú ở Tây Hồ.
Sẩm tối, Trãi về. Tung cửa chạy
vào, Trãi kêu một tiếng ‘‘ Em ! ’’, nước mắt ứa ra chảy xuống đọng trên
hàm râu bạc như cước. Trãi ôm choàng lấy Lộ, xiết vào như sợ Lộ biến
mất, cố ghìm cơn nức nở khiến toàn thân rung lên như một sợi dây đàn
chực đứt. Phải đến một khắc sau, Trãi mới thốt lên lời :
- Sao em nỡ bỏ ta đi một mình như vậy ?
Thị Lộ nghẹn ngào :
- Ðể thầy so cái em nhỏ nhoi này với đại sự to lớn kia...
- Làm sao so được ?
- Thầy ơi ! Thầy quên xưa đã nói với em thế nào là tình yêu rồi chăng ?
- Không, ta không quên !
Lộ nói, lời thê thiết :
- Làm sao giữ được tình yêu trong cõi này, hở thầy ?
Nghĩ đến công việc đã nhận với Lê Lợi, Trãi thốn đau, cắn răng lại.
Lưng Lộ mềm mại uốn theo vòng tay Trãi, mỏng manh làm sao, nhỏ nhoi làm
sao, nhưng như một phép màu, cũng huyền diệu làm sao. Chàng dìu Lộ, để
nàng lên chiếc trõng tre dạo nọ, tay lần vào giựt giải yếm, và chìm vào
tiếng thở, tiếng rên, tiếng thì thào gọi cho đời sống vùng lên từ cái bí
mật khôn dò của thân xác.
Ðêm hôm ấy đầy trăng. Cây chuối sau nhà
hoa nở, hương ngan ngát thoảng qua cửa sổ. Gió nồm đến hẹn lại về, phà
hơi nóng vào mái gianh, thỉnh thoảng thổi xào xạc lá rặng sồi mọc cạnh
hồ. Lộ âu yếm vuốt tóc Trãi :
- Thầy nhớ bài thơ ngày nọ chứ ?
- Quên thế nào được ! Nay cũng vậy. Nhưng dẫu buồng không lạ, sự màu nhiệm của đêm nay vẫn như xưa...
Lộ khẽ đọc hai câu cuối ‘‘Tình thư một bức phong còn kín. Gió nơi đâu,
gượng mở xem ’’. Nghe xong, Trãi bật lên thổn thức. Lộ ngạc nhiên, nhưng
cứ để Trãi khóc vùi. Không hỏi, nhưng Lộ đoán hiểu. Trong một thoáng,
có lẽ Trãi cảm nhận được cái mất mát vĩnh hằng của một cõi thiên đường
bèo bọt, nếu có thì ở đằng sau. Phía trước chỉ là cái bóng của những
ngày đã qua.
Cứ thế, Trãi khóc. An ủi một thiên tài không khó. Chỉ
cần im lặng. Lộ không nói gì, chỉ dịu dàng vuốt ve. Ðến khi Trãi nguôi
ngoai, Lộ khẽ ru, bài ru những đứa trẻ lạc loài trong thế giới ăm ắp
trăm ngàn toan tính.
Mấy ngày sau, nghe theo Lộ, Trãi bảo với Nội
Mật học sĩ Lê Cảnh Xước rằng ‘‘ Quân - Sư - Phụ ’’ đặt thầy sau chỉ Vua,
bắt Hoàng thái tử Nguyên Long đến nhà để học. Nghe Xước tâu, Lợi hiểu
Trãi khẳng định thêm một lần cái trật tự thứ bậc Khổng-Trình. Không để
Long đến căn nhà lá của Nguyễn lão ở Tây hồ, Lợi cấp cho Trãi một tư
dinh trong Kinh gần phường Kim Mã. Ở đó, Trãi thảo chiếu ‘‘ Hậu tự huấn
’’ gồm những điều dạy Thái Tử, và dâng lên cho Lợi, ý để mọi người biết
nội dung công việc thị giảng đã được vua chấp thuận. Lợi phong Trãi làm
Gián Nghị đại phu. Ðến ngày Lợi ban hành chiếu để quần thần ai ai cũng
rõ thì Trãi mới cho Nguyên Long đến học.
Dẫu Trãi đã cẩn thận phòng
thân khi nhận việc thị giảng cho Hoàng Thái Tử, Nguyễn Mộng Tuân vẫn lo
ngại. Làm một bài thơ mừng tân gia, Tuân kết :
‘‘ Huề hồ nghĩ dục đồng thanh thưởng
Giai túy tùy nhân vật độc tinh ’’
nghĩa là
Ôm bầu rót rượu mời nhau uống
Say cùng nhau, chớ tỉnh một mình !
để nhắc lại lời khuyên Trãi năm nọ. Trãi chỉ cười, đáp lại :
Mừng người, phượng đậu nơi đền các
Thẹn ta, mây giạt nhớ trời cao .
Nhìn ông lão tóc trắng, Nguyên Long khinh khỉnh giả như không thấy ai, cất tiếng hỏi trống không :
- Ai là Nguyễn Trãi ?
Ðã nghe tiếng Nguyên Long ngỗ ngược, Trãi không đáp. Lẳng lặng quay ra
cửa, Long gọi đám lính Ngự tiền, ra lệnh đưa mình về. Ngơ ngác, tay
chưởng đội chạy vào thưa với Trãi. Trãi nói nhỏ vào tai thế nào không
biết mà đám lính kéo nhau đi, để mặc Long đứng lại trong sân.
Ðứng chán chê, Long lò mò vào. Nó lại khinh khỉnh :
- Cho miếng nước !
Trãi quát :
- Vào nhà thì cởi giày ra ! Mi là ai ?
- Ta là Nguyên Long !
- Láo, Nguyên Long là Hoàng thái tử, đâu có ăn nói mất dạy, không trên
chẳng dưới như mi. Nếu mi là Nguyên Long, mi có biết Nguyên Long đến đây
làm gì không ?
- Biết, đến để học...
- Học có cần thầy không ?
- Hừm... cần !
- Nguyên Long muốn học, thì phải biết kính thầy. Trên là Vua, rồi đến Thầy. Thầy còn hơn cha, mi có biết thế không ?
- ...
- Hôm nay, ta đuổi mi về cho mi nghĩ lại. Mai lại đến xem sao !
Sáng hôm đó, Nguyên Long lủi thủi đi bộ về Hoàng cung. Chiều Lợi gặp,
hỏi biết sự tình. Hôm sau, Long lại đến. Lần này, nó tự động cởi giày,
nhưng đứng trân trân nhìn. Trãi bảo :
- Khi gặp thầy, vòng tay lại chào ! Không biết thì lại về...
Ðến ngày thứ ba, Long nghiến răng vênh mặt lên :
- Chào thầy ạ !
Trãi bảo :
- Khi chào, cúi đầu xuống !
Nguyên Long vòng tay, cúi đầu, miệng lại nhắc lại lời chào. Lúc nó
ngửng lên thì bên cạnh Trãi là Thị Lộ. Nó ngạc nhiên, mắt đăm đăm nhìn.
Lộ cười, dịu dàng :
- Kính chào Hoàng thái tử ! Tiện nữ là Thị Lộ, nội tướng của quan Gián Nghị.
Sau buổi gặp gỡ Thị Lộ lần đó, Nguyên Long thay đổi hẳn. Trãi để Thị Lộ
dạy Nguyên Long mặt chữ và tập cho Long viết. Phần mình, Trãi giảng
kinh nghĩa, chú tâm đến phẩm chất và cung cách con người.
Học chữ
dễ. Chỉ trong vòng ba tháng, Nguyên Long đã đọc thông Luận Ngữ. Thị Lộ
khéo léo khích tính hiếu thắng của Nguyên Long, nhưng Long hình như học
chỉ để làm Lộ vui lòng. Với Trãi, Nguyên Long tuy kính nể nhưng vẫn giữ
tật ương ngạnh. Một hôm, Trãi nhẹ nhàng :
- Hoàng thái tử sẽ lên ngôi Cửu trùng. Vậy có biết làm Vua là để làm gì không ?
Nguyên Long đáp :
- Sách bảo là Thế thiên hành đạo ! Còn cha tôi làm vua thì để nhăn nhó kêu đau bụng !
Sợ lỡ lời phạm thượng, Trãi tần ngần rồi tiếp :
- Hành đạo là thế nào ?
- Cha tôi bảo là thu hết về một mối và giữ cái ngai vua cho chắc !
Biết Long trêu chọc, Trãi lờ đi, lại hỏi :
- Thế sách, sách bảo sao...
- Sách bảo cứ lấy đời Ðường, Ngu làm chuẩn. Vua hiền thì như Nghiêu,
không tham giữ gì cho mình, truyền ngôi cao cho Thuấn, kẻ thương dân đen
như thương thân mình.
- Hoàng thái tử có làm được như Nghiêu như Thuấn không ?
- Không !
- Tại sao ?
- Dân thời Ðường - Ngu không như bây giờ. Thời này, hở một cái là ăn
cướp, ăn giật. Thầy cứ ra xem ở chợ người ta lừa lọc chửi bới nhau thế
nào tất biết !
Trãi rùng mình, gượng nói :
- Vua Nghiêu vua Thuấn, tất sẽ có dân Nghiêu dân Thuấn...
Long cười, giọng rất tự nhiên :
- Không phải thế. Dân là dân Nghiêu dân Thuấn, ắt Vua mới không thể
khác đi được. Dân Kiệt, Trụ mà Vua lại Nghiêu, Thuấn thì chỉ ba bảy hai
mươi mốt ngày là cả trăm cả nghìn đứa nó đè lên cổ. Cha tôi bảo, cái sợ
đầu tiên của bậc Ðế Vương là lũ quần thần xung quanh hăm he quyền thế.
Vì thế, giữ Ðế nghiệp như đặt cái ghế ba chân rồi ngồi lên thì mới vững !

- ???
- Ba chân là cái tháp bút, cái giá gươm và một bọn tôi
đòi tật nguyền cần có chủ như đám hoạn quan hay đám Nội Mật. Còn điều
này là do chính tôi suy ra : ba chân ghế đó không được dài ngắn khác
nhau. Tâu lên, cha tôi lại nhắc thêm là muốn thế thì lúc nào cũng có thể
chặt chân ghế. Cha tôi dạy không ngó ngàng thì cái chân ghế nào cũng tự
nó cứ dài ra. Muốn chặt, để chúng phạm tội. Cần chặt, mới xử. Ðó là
công việc của Nội Mật viện...
Nghe Long nói, cơn bực bội của Trãi
bùng lên. Nhưng đó chỉ là một đốm lửa. Nỗi buồn như nước triều dâng lên
dìm tắt ngấm đốm lửa kia, mênh mang biến thành một niềm ngậm ngùi không
bờ bến. Nhìn vẻ thơ dại sót lại trên khuôn mặt tinh quái của Long, Trãi
hiểu rằng chưa, chưa hoàn toàn đến nỗi tuyệt vọng. Còn nước, còn tát.
Chàng trầm tĩnh, giọng cương quyết :
- Hoàng thái tử ! Tiên học lễ. Thừa thì giờ ta mới học văn.
- Khi đến nước Vệ, học trò đức Khổng Tử là Hữu hỏi ‘‘ Dân đông rồi, nên
làm gì ? ’’. Ðáp ‘‘ Làm cho dân giàu ! ’’. Hữu lại hỏi ‘‘ Ðã giàu rồi,
nên làm thêm gì ? ‘‘. Ðáp ‘‘ Phải dạy dân ! ’’. Ðó là, có thực mới vực
được đạo. Chính trị, trước là làm sao cho dân giàu, sau là làm cho dân
trên hiếu dưới hòa, cẩn thận cung kính mà chân tình thật ý, mở lòng nhân
yêu cả mọi người... Hoàng tử nghĩ thế nào ?
Nguyên Long cắn môi, cúi đầu :
- Tôi cho rằng thầy...
Trãi đưa tay ra dấu, rồi thưa :
- Bậc Vương Ðế xưng mình là quả nhân và gọi bầy tôi bằng chức phẩm, xin Hoàng tử để tâm cho...
- Quả nhân cho rằng Gián Nghị đại phu nói ý thì vẫn chỉ là ý chung
chung, còn làm thế nào thì quả nhân chưa rõ. Trừ một điều, muốn dân giàu
thì chớ để quan quân tham nhũng, cướp của hại người, vơ vét của cải...
Còn dạy dân, dạy đọc dạy viết thì mở trường, nhưng đại phu cứ xem đám
sinh đồ ở Quốc tử giám, chúng nào có biết thế nào là cung kính, hiếu hòa
đâu... Quả nhân nghe phụ hoàng dặn đám thẩm hình quan rằng chúng quấy
phá thì cứ bắt, cứ giam, cứ phạt mà rồi sau lại đâu vào đấy... Trừ cho
sạch thì phải giết hết ư ?
Trãi lắc đầu :
- Không ! Bất giáo
nhi sát, vị chi ngược. Bất giới thị thành vị chi bạo. Không dạy mà mang
giết, gọi là ngược. Không răn mà đòi thành người thì gọi là bạo. Ngược
bạo là hai tội ác của kẻ trị dân. Dạy là dạy lễ. Lễ không phải là hình
thức nghi trượng. Lễ là nghĩa, phòng điều bất nhân, ngăn ngừa tội phạm.
Lễ khác với Pháp. Pháp để trừng trị tội phạm, nhưng khiến dân sợ mà phục
tùng. Lễ dùng cái lẽ con người với nhau để dân thuận mà theo. Nhưng dạy
thế nào ? Lấy thân mình ra làm gương thì không cần nói. Ðó là thượng
sách. Nếu thân chưa tu, thì phải giảng. Nhưng giảng đạo nghĩa, như Hoàng
tử vừa kể, có người hiểu, kẻ không !
Nguyên Long ngắt lời Trãi, mắt nhướng lên :

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn:

Bạn không có quyền trả lời bài viết
Chia sẻ
Share

_____